Sa Pa qua ống kính 1 du khách

Sapa từ lâu đã là một địa danh du lịch nổi tiếng và cũng đã có rất nhiều bức ảnh về thiên nhiên-con người được chụp ở đây.
Ngay sau ngày đọc tin có tuyết-quyết định nhanh chóng và thế là lên đường, nhân chuyến đi du lịch vừa rồi mình có chụp được mấy tấm, chia sẽ cùng tất cả mọi người.
Ấn tượng đầu tiên mà nói đó là: Trời xanh-mây trắng-nắng vàng-hoa rực rỡ mỗi tội chụp dở ).

CHÂN DUNG-ĐỜI THƯỜNG-PHONG CẢNH

Ảnh 2: Shot thử một phát xem hoa nó có lên màu được không 

Ảnh 4: Nhà thờ đá nằm ở trung tâm của thành phố và gần như là biểu tượng của Sapa:

Ảnh 5: Nhà thờ trong buổi tối

Ảnh 6: Gặp một bác người dân tộc Dao mình hỏi đường và tranh thủ bấm máy

Ảnh 7: Bà cụ bán đồ thổ cẩm ở ngoài chợ

Ảnh 8: Một em bé dưới chân thác Bạc

Ảnh 9: Thiếu nữ

Ảnh 10: Độc hành-Ảnh được chụp từ tầng 2 quán ăn, bữa trưa đầu tiên ở Sapa.

Sau bữa trưa là bắt đầu lang thang chụp con nít cõng em bé. Sapa là thành phố du lịch hóa nên rất nhiều trẻ em bán hàng rong và các em còn rất bé, cuộc sống nghèo khó và việc mưa sinh sớm đã khiến cho những ánh mắt đôi lúc rất xa xăm, tôi cố gắng tìm những nụ cười và ánh mắt trong trẻo để chụp lại và cũng có những ánh mắt cái nhìn khiến chúng ta e ngại.

Ảnh 11:

Ảnh 12:

Ảnh 13:

Ảnh 14: Một chị người dân tộc có đặc trưng là chiếc mũ trên đầu rất lạ, mình hỏi nhưng nói mấy câu mình chả hiểu gì ), sau hỏi người dân địa phương nhưng giờ lại quên rồi, chưa nhớ ra dân tộc gì.

Ảnh 15: Cô bé này rất xinh, trên dường vào bản Cát Cát và mình đã chụp, tuy nhiên do chụp bắt khoảnh khắc nên chưa kịp chỉnh máy nên hình hơi bị cháy và out nét, và chỉ chụp được một tấm, mình thích khuôn mặt bầu bỉnh với cái trán cao.

Ảnh 16: Cậu bé trong bản Cát Cát

Ảnh 17: Bà cụ ngồi thêu bên thềm nắng trong bản Cát Cát (Cát Cát là một bản nghề truyền thống ở đây, cách trung tâm thành phố Sapa khoảng 3km, nghề chủ yếu là thêu dệt thổ cẩm)

Ảnh 18: Chị cõng em xem bà và chị thêu trong bản Cát Cát

Ảnh 19: Cô bé trên dòng suối ở bản Cát Cát

Ảnh 20: Khi chụp trẻ con để bắt được những khoảnh khắc, tôi thường bấm vài ba kiểu và khi xem lại thì phát hiện 1 điều lạ đó là, cô bé này 1 bàn tay có 6 ngón, có thể 1 phần do điều kiện trẻ con sinh ra và lớn lên ở đây không có đủ điều kiện về nhiều thứ, nếu là ở thành phố thì ngay từ bé, cha mẹ của các em đã biết cách để bỏ ngón tay thừa đi.

Ảnh 21: Đi về phía mặt trời

Ảnh 22: Một em bé dân tộc lai đang ăn bánh mỳ, nhưng chẳng dễ dàng gì khi cả ngày chúng phơi nắng ngoài chợ mà không có một ngụm nước.

Ảnh 23:

Ảnh 24: Hai em bé đang đùa vui ở chợ trong nắng trưa

Ảnh 25:

Ảnh 26: Một em bé dân tộc lai tây, chụp tại suối Thác Bạc, ánh mắt em thể hiện tuổi thơ em.


Ảnh 27:

Ảnh 28: Ngáp trên lưng chị

Ảnh 29: Hai chị em trên bản (chưa nhớ ra )



Ảnh 30: Em bé trên lưng mẹ trong chợ Sapa

Ảnh 31: Những bà cụ ngồi thêu:
Trong chợ

Ngoài chợ:

Trước nhà thờ:

Ảnh 32: Vợ chồng ông lão bán đồ trên núi Hàm Rồng


Ảnh 33: Nghệ sỹ Kuda

Ảnh 34: Đứng trước thiên nhiên

Ảnh 35:

Ảnh 36: Mây vờn núi

Ảnh 37: Ruộng bậc thang (còn rất nhiều ruộng nhưng mờ mắt rồi, đợi mùa lúa chín show tiếp)
– Không nhớ tên cái bản này 


– Đây là trên đường vào bản Tả Chải

Ảnh 38: Lên nương

Ảnh 39: Theo mẹ lên đồi

Ảnh 40: Con đường để đi từ bản lên thành phố có khi hàng chục Km và những người dân phải đi bộ và mang theo đồ, địu con trên lưng đi giữa nắng mưa gió sương.

Ảnh 41: Một chú chó bản nhìn rất khôn

Ảnh 42:

Ảnh 43: Tan trường

Ảnh 45: Vệt nắng cuối ngày (nhìn từ đỉnh núi nơi đặt tháp truyền hình về thành phố)

Ảnh 46: Suối chiều-Dòng suối cạn trong bản Giàng Tả Chải

Ảnh 47: Mây chiều

Ảnh 48: Thành phố lúc lên đèn

Rất tiếc là góc mình ngồi phơi đêm gió rất mạnh, muốn bay cả người, chân máy không vững rung bần bật cộng với gió sương, kết quả chỉ ngắm thành phố từ trên cao trong đêm trăng rất đẹp.

Bonus thêm: Ở Sapa có món bò cuốn cải Mèo nướng rất ngon 

Ảnh sắp xếp hơi lộn xộn vì vừa muốn sắp xếp theo chủ đề lại vừa muốn xếp theo trình tự đi 

(Sưu tầm – Bài và ảnh của Giangcoi307)

Đi Sa Pa nên mua gì làm quà???

Thường thì sau một đêm nằm lắc lư trên tàu, hoặc cả một chặng đường ô tô khoảng 350 cây số, bạn đến thị xã Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Sau đó bạn đến thăm Sa Pa, Bắc Hà hoặc những nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, có đồng bào các dân tộc với muôn sắc màu văn hóa.

Dù bạn ở bất cứ đâu trên thế giới này nhưng đều có chung một đặc tính, là đi đâu xa, khi về đều có quà lạ làm kỷ niệm cho bạn bè, người thân. Vậy Sapa có những món qùa gì để bạn có thể mua về làm quà cho người thân?

Đồ thổ cẩm 

Nếu bạn đến với Sa Pa hoặc Bắc Hà, xin đừng ngần ngại chọn mua những tấm thổ cẩm bày bán ở cửa hàng, trong chợ hoặc đồng bào địa phương mời chào trên đường, giữa phố. Một tấm thổ cẩm bằng bàn tay hay dài hơn gang tay, đó là sản phẩm của các cô gái phải thêu mất nửa tháng. Làm ra một tấm áo, từ khi xe lanh đến lúc hoàn chỉnh bộ trang phục, phải mất vài tháng. Còn bộ váy áo của người phụ nữ, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Chỉ cần nhìn bộ trang phục, cũng đủ biết sự cần mẫn, nhẫn nại của họ.

Với thổ cẩm, người ta quan niệm đồ “sịn” là những tấm hoàn toàn thêu và khâu bằng tay, đường khâu hơi thô, màu sắc được pha trộn trong tấm thổ cẩm hài hoà, hơi tối. Còn đối với những tấm thêu, chắp vải đường khâu bằng náy, màu sắc kết hợp quá rực rỡ, cứng nhắc là đã có sự can thiệp của công nghệ hiện đại, được gọi là đồ công nghiệp.

Trên thị trường thổ cẩm Sa Pa, Bắc Hà khách du lịch, tham quan là người phương Tây thường tìm mua những đồ làm tay. Khách từ các thành thị Việt Nam đến lại chuộng đồ công nghiệp hơn. Đã là thổ cẩm, thì bản sắc dân tộc thể hiện rất rõ. Nhìn những đồ khâu bằng tay, dù chẳng hiểu gì về văn hoá dân tộc, cũng dễ nhận được ngay. Còn đồ công nghiệp thì rực màu sắc, nhưng bản sắc còn rất ít.

Đồ thổ cẩm làm bằng tay của người dân tộc ở Sapa rất được khách du lịch ưa chuộng.

Đi Sapa nhớ mua “đào rọ” làm quà

Sa Pa vào hạ lúc nào cũng hấp dẫn người miền xuỗi với những vườn đào trĩu quả trong các bản quanh thị trấn. Quả đào Sa Pa chính hiệu chỉ to gần bằng cái chén mắt trâu, căng tròn, được bao phủ một lớp lông mỏng màu cẩm thạch, pha lẫn những vết màu huyết dụ lấm chấm đen. Vị chua thanh, chát chát, ngòn ngọt, mùi thơm đặc vị không lẫn vào đâu được…

Đào Sa Pa được bán rải rác bên vệ đường thị trấn, nhưng chủ yếu là đưa tới chợ Sa Pa bằng lờ củ, sọt, rọ trên vai người Mông, trên xe thồ; nhiều thì bằng xe ô tô. Đào được xếp hình tháp, nằm phủ kín các vỉa hè phố chợ.

Nhưng bạn nhớ mua chiếc rọ để đựng đào mang về chứ không nên đựng bằng túi nilông. Nhiều người ngại không muốn mang những rọ đào nên đựng đào bằng túi nilông hay những chiếc thùng giấy, khi về đào hầu như không còn nguyên vẹn dập nát, màu xám xịt…bỏ đi gần hết.

Đi Sapa nhớ mua “đào rọ” làm quà.

Thuốc nam, thuốc lá

Là người sành thuốc, đến với Sa Pa, bạn hãy vào chợ mua các loại thuốc Nam, Bắc mang về làm quà cho người có tuổi hoặc người già. Vào chợ, bạn có thể mua các loại thuốc lẻ vị hoặc đã được chủ hàng gói sẵn thành từng thang đủ vị, đủ loại. Nào những cam thảo, bạch truật, ngũ gia bì, hạt sen, tâm sen, tam thất, đương quy, xuyên khung, bát mộc hương, đỗ trọng… Chủng loại cây, cỏ ở Sa Pa rất phong phú và hầu hết là đầu vị, từ lâu đã nổi tiếng bởi những loài cây cỏ đó chỉ thích hợp với vùng khí hậu này.

Sơn trà ngâm đường kính đúng công thức vừa bổ, vừa làm thuốc bệnh.

Mật ong rừng có nhiều đặc dụng, nhưng tốt nhất là đối với người già ho hen, trẻ em còi cọc.

Rễ cây hoàng liên có hàm lượng tetracilin cao chữa các bệnh phủ lục ngũ tạng, kể cả bệnh đau mắt, bệnh ngoài da.

Nấm linh chi có bạch linh chi và hắc linh chi tán bột pha trà uống hàng ngày sẽ điều hoà huyết áp, chữa bệnh tim mạch, thậm chí ngăn ngừa bệnh ung thư.

Thuốc nam, thuốc lá làm quà cho người cao tuổi.

Các vị thuốc của Sa Pa ngày nay không chỉ thu hút được sự chú ý của khách du lịch trong nước và các nước lân cận mà còn gây được sự chú ý của các du khách từ phương Tây đến với Sa Pa.

Theo: yeudulich

Gợi ý du lịch 2 ngày 3 đêm với chi phí rẻ

Nếu bạn muốn một chuyến du lịch đến SAPA mà không muốn mua tour, thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi nghỉ ngơi và tự khám phá khá thú vị SA PA với thời gian hai ngày ba đêm (có thể khởi hành từ Hà Nội và các tỉnh lân cận).

  • Thời gian: ít nhất là 2 ngày 3 đêm (Thông thường đi từ tối thứ sáu đến hết đêm chủ nhật)

  • Phương tiện di chuyển: Tàu hỏa, xe khách và xe máy

Lịch trình từ Hà Nội:


Ga Hà Nội

Đêm đầu: Hà Nội – Lào Cai bằng tàu hỏa (tàu SP1, tàu SP3), các tàu LC xuất phát từ 8g-10g tối tại ga phía bắc đường Trần Quý Cáp – Hà Nội. Vé từ 100.000-300.000 đồng/hành khách tùy ghế ngồi, giường nằm.

Bạn có thể mua vé tàu lên trước đó khoảng 1 tuần tại ga Hà Nội.

Ngày 1: Đến ga Lào Cai vào buổi sáng, bắt xe buýt tại sân ga về thị trấn Sa Pa, 30.000 đồng/khách.


Ga Lào Cai

Đến Sa Pa tìm khách sạn (giá trung bình 150.000 đồng/phòng), nhà xe luôn đưa bạn tới tận cửa khách sạn nào bạn muốn trong thị trấn, tắm giặt, nghỉ ngơi, đi ăn sáng.

Các khách sạn ở dốc chợ khá nhiều, một số có ban công trông ra núi và thung lũng khá đẹp.

9h: Leo núi Hàm Rồng tham quan thiên nhiên kỳ thú chốn mù sương, vé du lịch 30.000 đồng/khách. Trưa về ăn loanh quanh thị trấn tại các quán nướng, quán cóc hoặc các nhà hàng kiểu Việt hay kiểu Tây, giá cả rất phải chăng.

Chiều: Thuê xe máy, giá 70.000-80.000 đồng/ngày đi bản Tả Phìn cách Sa Pa khoảng 50km hoặc bản Cát Cát khám phá cuộc sống bản làng của người dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Giáy… Hai bản này ngược đường nên chỉ chọn một nếu bạn không có nhiều thời gian.

Tối: Dạo quanh phố chợ, khu nhà thờ, quán nướng, các quán bán đồ lưu niệm và sản vật đặc trưng của Sa Pa, thỉnh thoảng sẽ gặp vài cô/cậu người dân tộc thiểu số múa khèn hát giao duyên trên quảng trường.

Các quán bar, cà phê, quán cóc ở Sa Pa buổi tối luôn đông khách và cực kỳ vui, người bản địa (chủ yếu là thanh niên) tới chơi bida, chơi bài, chuyện phiếm… với khách du lịch. Đêm thứ bảy tại khách sạn Green Bamboo thường có nhảy discotheque với sự góp mặt của các cô bé/cậu bé người dân tộc nên khá độc đáo và thú vị.

Ngày 2: Thuê xe máy tiếp tục khám phá các điểm nổi tiếng ở gần Sa Pa như:

  • Thác Bạc – đèo Ô Quy Hồ với sự hùng vĩ và bí ẩn của dãy Hoàng Liên Sơn: 1/2 ngày

  • Bãi đá cổ Sa Pa và Cầu Mây, thung lũng Mường Hoa, khu Vườn Hồng (cùng đường): 1/2 – 1 ngày tùy vào lịch trình của bạn. Bạn có thể lấy bản đồ khu vực Sa Pa tại quầy lễ tân khách sạn để dễ hình dung và tổ chức một lịch trình tham quan phù hợp nhất cho mình.

17h bắt xe buýt đi ga Lào Cai (giống như xe lúc đi lên). Một thoáng xao lòng khi phải rời xa phố núi yên bình với nhịp sống chậm rãi, mỗi ngôi nhà, mỗi con đường mới hôm qua thôi mà giờ đây đã thành hoài niệm, để thấy Sapa ấy đúng là một nơi dễ đến khó về.

Đêm 2: Hành trình Lào Cai – Hà Nội bằng tàu (Khi tới Sa Pa thì đặt khách sạn mua vé chiều về luôn, trả thêm phí dịch vụ khoảng 10.000 đồng/vé), về nhà lúc 6g sáng sau một đêm bồng bềnh lắc lư theo nhịp con tàu, chuẩn bị đi làm, bắt đầu một tuần làm việc mới, hiệu quả và vui vẻ.

Chi phí bình dân cho một chuyến du lịch như lịch trình nói trên vào khoảng 1 triệu đồng/người.

Nếu du khách có nhu cầu mua tour đi chinh phục nóc nhà Đông Dương – đỉnh Phanxipăng cao 3.143m phải có thêm quĩ thời gian ít nhất hai ngày, ngoài ra cũng có tour ba ngày hoặc bốn ngày. Giá tour khoảng 1,2 triệu/người, có thể hỏi nhiều khách sạn và các đại lý du lịch trong thị trấn. Đó là một hành trình thú vị và ấn tượng.

St 

Sa Pa lọt danh sách 10 điểm du lịch đi bộ tuyệt vời nhất thế giới

Tạp chí du lịch uy tín thế giới Lonely Planet vừa giới thiệu 10 địa điểm tuyệt vời nhất thế giới cho môn du lịch đi bộ, trong đó có khu du lịch Sa Pa (Lào Cai).

Thông tin kể trên được tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian ViệtNam,  Giám đốc Sở Văn hoá – thể thao – du lịch tỉnh Lào Cai, cung cấp trưa nay 4/5.

 
 
Du khách nước ngoài thích thú khi tới thăm Sa Pa

Theo đó, 10 địa điểm tuyệt vời nhất thế giới cho môn du lịch đi bộ mà tạp chí du lịch Lonely Planet công bố gồm: Hẻm núi Grand Canyon (Mỹ); làng Aoraki còn gọi là Mount Coock (New Zealand); quận Lake (Anh); Torres del Paine (Chi lê); Lauterbrunnen (Thuỵ Sỹ); vùng núi Brecon Beacons (xứ Wales); công viên quốc gia Kakadu (Australia ); công viên quốc gia Taman Negara (Malaysia); công viên quốc gia Dartmoor (Anh); Sa Pa (Việt Nam).

 Giới thiệu về vẻ đẹp độc đáo và thú đi bộ ở khu du lịch nổi tiếngSaPa, tạp chí Lonely Planet viết: “… Sa Pa là một thị trấn, một khu nghỉ mát nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai của ViệtNam. Nếu đã có dịp đặt chân tới mảnh đất này du khách sẽ không bao giờ quên đựơc hình ảnh của một Sa Pa quyến rũ chìm trong sương sớm, vừa bình yên, vừa bí ẩn.

 Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mặt nước biển,SaPacó khí hậu mát mẻ quanh năm. Đặc biệt thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa : buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Sa Pa có nhiều địa điểm mà du khách chỉ có thể đi bộ mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của nó, ví dụ như thung lũng hoa hồng , vườn hoa núi Hàm Rồng, bãi đá cổ, nhà thờ đá, thác nước Cát Cát …

Đặc biệt khi tới Cổng trời, bạn có thể ngồi ngắm “nóc nhà của  Đông Dương” (đỉnh núi Phan Si Păng) quanh năm mây phủ, cũng như đến Bản Hồ ở lại cùng dân bản địa ngồi quây quần quanh đống lửa, bạn sẽ vừa được thưởng thức các món đặc sản của vùng đất này, vừa được nghe chính những ông chủ nhà hiếu khách kể chuyện”.

Tiến sỹ Trần Hữu Sơn cho biết thêm: Vào năm 2009, tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ cũng công bố thông tin bạn đọc bình chọn “ruộng bậc thang Sa Pa là một trong bảy ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới” và đỉnh núi Phan Si Păng đã từng nằm trong những ứng cử viên vòng sơ khảo cuộc bình chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do mạng thông tin điện tử quốc tế tổ chức.

Theo Dân Trí